Với 15 tham luận của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, cán bộ giảng viên trong và ngoài trường được tập hợp trong tài liệu Hội thảo; các báo cáo tham luận tập trung vào các nội dung chủ yếu như: Các công nghệ mới được sử dụng để khai thác các tài nguyên năng lượng hóa thạch, năng lượng tái tạo và các dạng năng lượng mới ở tỉnh Thanh Hóa nói riêng và Việt Nam cũng như trên thế giới nói chung; các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, nâng cao hiệu suất sử dụng các nguồn năng lượng hiện có; các công nghệ mới, các giải pháp cải tiến biến đổi nguồn năng lượng để đưa năng lượng vào sử dụng trực tiếp trong đời sống, sản xuất, hoạt động công nghiệp; các giải pháp bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu trong quá trình phát triển nguồn năng lượng nói chung và nguồn năng lượng mới nói riêng ở thời điểm hiện tại và tương lai; các hoạt động kinh tế, xã hội tác động tích cực hoặc tiêu cực ảnh hưởng đến khai thác và phát triển nguồn năng lượng trong xã hội; các tồn tại, vướng mắc trong việc khai thác, vận chuyển, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng của các đơn vị khai thác, sử dụng năng lượng.
Phát biểu kết luận Hội thảo, PGS. TS. Lê Thị Giang – Phó trưởng khoa Kỹ thuật công nghệ cảm ơn các đại biểu đã dành thời gian đến tham dự và tạo nên sự thành công của Hội thảo. Đồng thời, PGS. TS. Lê Thị Giang cũng nhấn mạnh: Hội thảo thực sự đã trở thành diễn đàn để các chuyên gia, các nhà khoa học, các giảng viên và cán bộ nghiên cứu trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, tìm hiểu các công nghệ sản xuất năng lượng điện mới, các công nghệ chuyển đổi và lưu trữ điện năng để đưa các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt và phát triển đất nước; đồng thời, Hội thảo cũng đã đưa ra được các giải pháp nhằm khai thác, sử dụng và tiết kiệm năng lượng khi các công nghệ mới của thời kỳ công nghiệp 4.0 dần đi sâu vào tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội./.
Đại biểu tham dự chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo